Đồng Bitcoin, Ethereum, LiteCoin… là những đồng tiêu biểu của tiền điện tử và đã tạo ra đề tài thu hút sự chú ý của nhiều người trong những năm gần đây. Cũng nhờ sự tiện ích và tối ưu mà tiền điện tử cũng có nhận được sự quan tâm đầu tư. Vậy thì tiền điện tử là gì, gồm những hình thức nào và tương lai của chúng sẽ ra sao?
Hãy đọc bài viết để biết tiền điện tử là gì những ưu điểm và nhược điểm của tiền điện tử nhé.
Xem nhanh
Tiền điện tử là gì?
Tiền điện tử còn được gọi với tên gọi khác là tiền kỹ thuật số, là tiền đã được số hóa hoạt động dựa trên các thuật toán điện tử.
Tiền điện tử chỉ được sử dụng trong môi trường điện tử phục vụ cho những thanh toán điện tử thông qua hệ thống thông tin bao gồm hệ thống mạng máy tính, Internet, smartphone và các thẻ thanh toán điện tử.
Điều này có nghĩa là, bạn không thể cầm nắm và chỉ có thể sử dụng trên môi trường điện tử.
Tiền điện tử được biểu hiện dưới dạng bút tệ (một hình thái tiền tệ được sử dụng bằng cách ghi chép trong sổ sách kế toán của Ngân hàng) trên tài khoản mà khách hàng (người mua) mở tại tổ chức phát hành.
Hoặc cũng có thể hiểu, tiền điện tử là phương tiện thanh toán được bảo mật bằng chữ ký điện tử. Cũng như tiền giấy nó có chức năng là phương tiện trao đổi và tích lũy giá trị.
Tiền điện tử cho phép các giao dịch tức thời có thể được thực hiện liền mạch để thanh toán qua biên giới. Và đương nhiên là phải được sự cho phép ban hành của Chính phủ, nếu không thì sẽ không phải là tiền hợp pháp
Tiền điện từ được thiết kế nhằm bảo mật và mang tính ẩn danh cao cho giao dịch được thực hiện. Người dùng không cần phải sử dụng tên họ và không cần thông qua bất kỳ ngân hàng nào mà vẫn có thể mua được tiền điện tử từ các công ty môi giới, sau đó tiến hành lưu trữ và chi tiêu thông qua ví điện tử.
[thetindung id=”1615″]
Các hình thức của tiền điện tử là gì?
Hai hình thức của tiền điện tử là gì? Tiền điện tử có hai hình thức đó là tiền ảo (virtual currency) và tiền mã hóa (cryptocurrency).
Tiền ảo
Tiền ảo là một loại tiền điện tử không được kiểm soát, được phát hành bởi Chính phủ và thường có thể phát hành, quản lý và kiểm soát bởi các nhà phát hành tư nhân, nhà phát triển hoặc tổ chức sáng lập.
Tiền ảo chỉ có thể được lưu trữ và giao dịch thoogn qua phần mềm được chỉ định sẵn như ứng dụng di động, máy tính hoặc ví điện tử chuyên dụng và các giao dịch khác diễn ra qua internet thông qua các mạng chuyên dụng, an toàn.
Tiền mã hóa
Tiền mã hóa là một tài sản kỹ thuật số được thiết kế để làm việc như là một trung gian trao đổi, sử dụng mật mã để đảm bảo giao dịch và kiểm soát việc tạo ra các đơn vị bổ sung và để xác minh việc chuyển giao tài sản.
Tiền mã hóa rất khó bị làm giả và không được ban hành bởi bất kỳ ngân hàng trung ương nào, điều này nếu xét về mặt lý thuyết thì nó miễn nhiễm với sự can thiệp hoặc thao túng của Chính phủ.
Loại tiền mã hoá đầu tiên dựa trên blockchain là Bitcoin, hiện vẫn là loại tiền mã hoá phổ biến và có giá trị nhất. Ngày nay, có hàng ngàn loại tiền mã hoá thay thế với các chức năng hoặc thông số kĩ thuật khác nhau.
Hình thức hoạt động của tiền điện tử là gì?
Tiền điện tử được hỗ trợ bởi những thuật toán học phức tạp chứ không phải từ những văn bản của chính phủ hay tổ chức tài chính. Người dùng được phép thực hiện các giao dịch một cách trực tiếp nhưng vẫn đảm bảo được tính an toàn và chính xác.
Vì thế khi tham gia giao dịch tiền điện tử thì bạn không cần phải sử dụng tên thật và không cần phải đăng ký tại bất kỳ ngân hàng nào. Điều bạn cần khi tham gia giao dịch tiền điện tử là email và mật danh tự đặt.
Tiền điện tử dựa trên nền tảng công nghệ dữ liệu chuỗi khối (blockchain) – một sổ cái công cộng khổng lồ liệt kê tất cả các giao dịch được xác thực bởi một hệ thống máy tính kết nối toàn cầu.
Ưu điểm và nhược điểm của tiền điện tử là gì?
Những ưu điểm và nhược điểm của tiền điện tử
Ưu điểm của tiền điện tử là gì?
Tiền điện tử được xem như là một sự tiến bộ về khoa học công nghệ đối với lĩnh vực tiền tệ và tài chính. Vì thế mà tiền điện tử cũng tồn tại một số ưu điểm nhất định so với tiền giấy lưu hành trên thị trường:
- Phí giao dịch thấp: Phí giao dịch của nhiều loại tiền điện tử hiện nay không có phí hoặc là mức phí giao dịch rất ít.
- Thuận tiện trong giao dịch, tự do thanh toán: Nếu khi gửi tiền tại các ngân hàng, bạn có thể bị giới hạn chuyển khoản, rút tiền… trong 1 ngày.
Còn với khi sử dụng tiền điện tử thì mọi người có thể gửi tiền và nhận tiền ngay lập tức, đồng thời còn có thể gửi với số tiền lớn mà không bị giới hạn giao dịch.
- Tiền điện tử không thể làm giả: Vì không tồn tại dưới dạng vật chất và mỗi đồng tiền điện tử tồn tại dưới 1 dãy bit mã hóa duy nhất trên Internet.
- Độ bảo mật an toàn cao, không bị lộ danh tính khi giao dịch ẩn danh: Các giao dịch tiền điện tử được xác nhận là an toàn, không thể đảo ngược và không chứa các thông tin nhạy cảm của khách hàng.
Đồng thời các doanh nghiệp cũng không cần phải lo lắng về tình trạng gian lận, không cần phải biết quá nhiều thông tin về khách hàng và đặc biệt là không cần phải dựa vào bên thứ 3 để thực hiện giao dịch mua bán như thẻ tín dụng.
- Khả năng sinh lời rất cao, đặc biệt đối với những đồng có giá trị nhỏ
- An toàn và bảo vệ môi trường
- Có tiềm năng phát triển thương mại điện tử: Trong các giao dịch điện tử thì người ta đang có xu hướng thanh toán trực tuyến và việc sử dụng tiền điện tử sẽ được coi là tiềm năng để phát triển thương mại điện tử trong tương lai.
Nhược điểm của tiền điện tử là gì?
Ngoài những ưu điểm trên thì tiền điện tử cũng còn tồn tại một số nhược điểm và cũng gây không ít khó khăn cho người sử dụng.
- Sử dụng không quá dễ dàng: Với những người đã quen sử dụng công nghệ thì vấn đề này không quá khó khăn.
Nhưng đối với những ai ít có cơ hội tiếp xúc với công nghệ và đã quen với việc sử dụng đồng tiền của quốc gia họ thì việc tạo ví tiền điện tử và quản lý lại khá khó khăn. Không cẩn thận còn bị lừa đảo 1 cách dễ dàng.
- Lỗi giao dịch: Vì hệ thống hoạt động của tiền điện tử là các phương trình số hóa nên không có gì có thể đảm bảo rằng nó luôn chính xác 100%, một vài giao dịch sẽ bị lỗi trong quá trình hoạt động và có thể sẽ gây ra lỗi giao dịch không mong muốn khi sử dụng tiền điện tử.
- Thay đổi về giá trị: Giá tiền điện tử thường biến động lên xuống mà chúng ta rất khó để đoán trước được nó sẽ thay đổi ra sao và khó để dự báo được giá trị của tiền điện tử tăng hay giảm trong tương lai.
Điều này gần giống với sự lên xuống của thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư giao dịch có nguy cơ bị thua lỗ, mất vốn nếu không thường xuyên theo dõi biến động.
- Là nơi cho tội phạm hoạt động rửa tiền: Có lẽ đây là nhược điểm lớn nhất. Cũng vì lý do này mà có những quốc gia chưa chấp nhận đồng coin là một loại tiền tệ hợp pháp.
- Sự an toàn của hệ thông: có thể trở thành mục tiêu hàng đầu của các hacker hiện nay cũng như gắn liền với các hoạt động bất hợp pháp khác
- Đầu tư dễ dẫn đến tình trạng bong bóng tài chính trên Internet.
Top 3 đồng tiền điện tử hiện nay
Sau đây là là 3 đồng tiền điện tử phổ biến hiện nay
Bitcoin
Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT, Bitcoin Sign.svg) là một loại tiền mã hóa, được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009.
Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào.
Bitcoin là phiên bản đầu tiên của tiền điện tử, và hiện đang nắm giữ vị trí số 1 trong thị trường này với số vốn hóa thị trường lên đến 246 tỷ USD.
[thetindung id=”2577″]
Ripple
Ripple ra đời vào năm 2012, là hệ thống thanh toán tổng hợp theo thời gian thực, sản giao dịch tiền tệ và hệ thống chuyển khoản.
Hệ thống được ngân hàng sử dụng để theo dõi nhiều loại giao dịch, không chỉ riêng gì tiền điện tử và có số vốn hóa trên thị trường là 146 tỷ USD.
Mạng lưới Ripple ra đời nhằm giúp cho mọi người có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng, thẻ tín dụng, Paypal, hay tổ chức tài chính với một mức chi phí cực kỳ thấp với tốc độ xử lý nhanh chóng.
Ripple sử dụng công nghệ thuật toán chuỗi khối Blockchain tương tự như đồng tiền ảo Bitcoin, và ra đời nhằm hỗ trợ cho Bitcon, tăng tốc giải quyết các giao dịch tài chính giữa các ngân hàng nhanh hơn.
Ethereum
Ethereum ra đời vào năm 2015, là loại tiền tệ phổ biến và đứng thứ 3 trong thị trường hiện nay với vốn số hóa thị trường là 95 tỷ USD.
Ethereum là một nền tảng điện toán có tính chất phân tán, công cộng, mã nguồn mở dựa trên công nghệ Blockchain. Nó có tính năng hợp đồng thông minh, tạo thuận lợi cho các thỏa thuận hợp đồng trực tuyến.
Ethereum được tạo ra để trở thành một nền tảng cho việc phát triển Smart contract (hợp đồng thông minh), và các Dapps (ứng dụng phân quyền)
Ngoài ra thì nền tảng Ethereum cũng có ưu điểm hơn so với Bitcoin :
- Tốc độ giao dịch nhanh hơn Bitcoin
- Phí giao dịch rẻ hơn Bitcoin
Quy định pháp luật Việt Nam về tiền điện tử
Hiện tại pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định nào về điều chỉnh về vấn đề coi đồng tiền ảo và Bitcoin như một loại hàng hóa hay đối tưởng để trao đổi mua bán.
Về bản chất thì tiền điện tử tại Việt Nam là giá trị tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử và được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức là ví điện tử (do ngân hàng nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng) và thẻ trả trước (do ngân hàng cung ứng) và ví di động.
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì tiền ảo không phải là một loại tài sản và theo quy định chung của pháp luật tín dụng – ngân hàng thì tiền ảo không phải là một loại phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật tín dụng ngân hàng thì việc sử dụng tiền ảo để thanh toán là bất hợp pháp tại Việt Nam.
Bởi vì tiền ảo không phải là ngoại tệ, séc, lệnh chi, ủy nhiệm, nhờ thu, thẻ ngân hàng hay bất cứ phương tiện thanh toán nào khác được nhà nước quy định.
Theo đó, kể từ ngày 1/1/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 206 Bộ luật dân sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Bên cạnh đó, việc sử dụng các giao dịch liên quan đến tiền ảo nhằm mục đích rửa tiền còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội rửa tiền” quy định tại Điều 324 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Tuy nhiên thì quy định không hề đề cập tới việc mua hay bán Bitcoin trên các sàn giao dịch quốc tế hay sở hữu tài sản Bitcoin của cá nhân hay tổ chức. Mà chỉ cấm các hành vi lừa đào, chống rửa tiền và tạo ra các thông điệp tiền ảo mạo hiểm.
Trên đây là những thông tin về tiền điện tử, hy vọng có thể giúp bạn có được thông tin hữu ích về tiền ảo là gì, biết thêm về những ưu và nhược điểm của tiền điện tử là gì. Và những cách thức hoạt động cùng với những quy định pháp luật về tiền điện tử để tránh bị hiểu sai về tiền điện tử mà gặp những rủi ro về an ninh và gian lận.