Sổ đỏ là một trong những giấy tờ vô cùng quan trọng đối với mỗi công dân. Bởi, chúng có liên quan đến vấn đề nhà cửa, đất đai. Tuy nhiên, nếu không phải dân trong nghề, ít ai hiểu hết được sổ đỏ là gì? Chúng đóng vai trò như thế nào? Và, nếu muốn làm sổ đỏ phải thực hiện quy trình ra sao?
Bài viết hôm nay, chúng tôi xin mời bạn đọc đi tham khảo mọi thông tin về cuốn sổ cực kỳ quý này. Mời bạn theo dõi ngay phần dưới đây nhé!
Xem nhanh
Khái niệm sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ hay còn được gọi với cái tên khác như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ bìa đỏ,… Là tờ giấy đánh dấu quyền sở hữu nhà ở cũng như những tài sản khác có gắn liền với đất, đai. Chúng do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, cấp phép đúng quy định pháp luật.
Cụ thể, theo Chính phủ, thì sổ đỏ được cấp cho các khu vực ngoài đô thị như nông thôn. Đồng thời, những loại đất có thể phù hợp để được cấp sổ đỏ khá đa dạng bao gồm: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất làm nhà ở tại nông thôn.
Đa phần sổ đỏ luôn được cấp cho hộ gia đình là chủ yếu. Do đó, nếu có trường hợp sang, chuyển nhượng. Thì, quy trình này cần có chữ ký của các thành viên trên 18 tuổi trong gia đình mới được gọi là hợp pháp.
Điều kiện đủ để được cấp sổ đỏ
Điều kiện để được cấp sổ đỏ là gì? Theo thông tin từ Luật đất đai năm 2003, muốn có được cuốn sổ đỏ chứng minh quyền sở hữu đất đai, nhà cửa này, bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Bạn phải là đối tượng hợp pháp được Nhà nước giao đất, cho thuê hoặc thuê đất nông nghiệp. Việc thuê này có phục vụ cho mục đích công của địa phương như xã, thị trấn,…
- Bạn thuộc nhóm những người được thuê, giao đất bắt đầu từ thời điểm 15 tháng 10 năm 1993. Cho đến ngày Luật đất đai được thực thi nhưng bạn vẫn chưa được cấp sổ đỏ.
- Bạn là người nhận được sự chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, được tặng đất,…
- Bạn là người nhận đất qua việc kết thúc nhận hợp đồng thế chấp, bảo lãnh với mục đích thu hồi nợ.
- Bạn là tổ chức sử dụng đất do các bên góp vốn hình thành, tạo nên.
- Bạn thuộc đối tượng được quyền dùng đất theo đúng quyết định của Tòa án nhân dân cũng như các cơ quan có thẩm quyền khác.
- Bạn là người trúng thầu, trúng đấu giá đất đai cũng được quyền xin cấp sổ đỏ.
- Đối tượng được quyền sử dụng đất do Nhà nước thanh lý, hóa giá cùng với đất ở trước đó.
Thông tin trên sổ đỏ là gì?
Nhiều người thắc mắc, không biết những thông tin trên sổ đỏ là gì? Cụ thể, cuốn sổ này được phát hành hàng loạt theo 1 mẫu thống nhất chung. Chúng có 4 trang, được in trên nền hoa văn trống đồng màu hồng. Kèm theo đó là 1 trang bổ sung có nền trắng. Trên đó bao gồm những thông tin chi tiết sau:
Thông tin trang số 1
- Biểu tượng Quốc hiệu, Quốc huy của nước Việt Nam cùng dòng chữ in màu đỏ về giấy chứng nhận quyền sở hữu đất.
- Mục I gồm những thông tin như: Tên của người sử dụng và chủ sở hữu đất, số phát hành giấy chứng nhận. Tất cả đều được in màu đen, số phát hành sổ có 6 chữ số cùng 2 chữ cái tiếng Việt rõ ràng, sắc nét.
- 1 dấu nổi đóng lên sổ được kí hiệu là của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thông tin trên trang 2
- Mục II – Nhà ở, thửa đất, tài sản đi liền cùng đất: Ở đây có in đầy đủ, rõ ràng, chi tiết những thông tin về nhà ở, thửa đất, rừng sản xuất hoặc công trình xây dựng. Chữ in bằng tiếng Việt, màu đen, rõ nét.
- Sau đó là những thông tin về thời gian ký kết sổ đỏ được cơ quan nhà nước phê duyệt cụ thể ngày, tháng, năm.
- Trang này còn ghi rõ số vào sổ cấp.
Thông tin trang 3 của sổ đỏ là gì?
Toàn bộ thông tin ở trang 3 cũng được in màu đen, bằng tiếng Việt có dấu, rõ ràng, sắc nét.
- Đầu tiên là dòng Mục III – Sơ đồ chi tiết về thửa đất, tài sản gắn liền cùng với đất: Sơ đồ đất đai cụ thể của chủ sở hữu.
- Mục IV – Danh sách những thay đổi sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Nếu có sẽ được cán bộ ghi đầy đủ ở đây, ngược lại thì thôi.
Thông tin trang 4
Trang 4 cũng in những thông tin quan trọng, chữ màu đen, tiếng Việt sẽ nhìn, dễ đọc, gồm:
- Thông tin mục IV – Những thay đổi xảy ra sau khi được cấp giấy sổ đỏ là gì?
- Một số lưu ý cần nhớ cho những đối tượng, chủ sở hữu xin được cấp sổ đỏ, mã vạch,…
Thông tin trên trang bổ sung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Như những trang trên, trang bổ sung cũng cung cấp toàn bộ nội dung được in bằng chữ màu đen trên nền trắng nổi bật. Và, chúng có những thông tin sau:
- Dòng chữ có ghi Trang bổ sung Giấy chứng nhận.
- Ghi rõ về số hiệu của thửa đất.
- Ghi về số phát hành sổ đỏ của chủ nhân.
- Ghi rõ, chi tiết số vào sổ cấp sổ đỏ.
- Thông tin mục IV – Những thay đổi xảy ra sau khi được cấp giấy sổ đỏ, nội dung tương tự như trong trang 4.
Quy trình đăng ký cấp sổ đỏ như thế nào?
Các bước đăng ký cấp sổ đỏ là gì? Nếu bạn có ý định xin được cấp sổ đỏ cho khu đất, nhà ở của mình, hãy thực hiện lần lượt những bước sau:
Bước 1: Các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu được cấp sổ đỏ sẽ nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hoặc, nếu bạn nộp hồ sơ lên Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì họ sẽ chuyển hồ sơ của bạn lên Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 2: Các cơ quan có thẩm quyền tại Ủy ban nhân dân huyện sẽ tiếp nhận hồ sơ. Sau đó, họ tiến hành kiểm tra hồ sơ và viết phiếu hẹn trả kết quả khi kiểm duyệt xong.
Bước 3: Ủy ban huyện chuyển hồ sơ đăng ký của bạn đến Phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.
Bước 4: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ thực hiện thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa nếu cần. Lúc này, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có nhiệm vụ xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Xác nhận này là về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất mà cá nhân, hộ gia đình đang đi đăng ký.
Bước 5: Khi giấy tờ hồ sơ đủ điều kiện, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất lại viết giấy chứng nhận gửi kèm hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường. Phòng này sẽ thẩm định và trình chủ tịch UBND huyện xem xét lần cuối và ký giấy chứng nhận.
Bước 6: Cuối cùng, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chuyển kết quả cho bộ phận trả hồ sơ. Người sử dụng đất đến nhận hoặc UBND xã sẽ liên hệ cá nhân, hộ gia đình lên nhận sổ đỏ.
Lưu ý:
- Thường thời gian giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ tối đa là 30 ngày theo đúng Nghị định 01/2017/NĐ-CP ở khoản 40 Điều 2.
- Đồng thời, thời gian này sẽ không tính các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật.
- Đối với những xã, huyện miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn sẽ được kéo dài thời gian thêm 10 ngày nữa.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ bài viết về thông tin sổ đỏ là gì cũng như những vấn đề liên quan khác đến sổ đỏ.
Hy vọng rằng, chúng là những kiến thức bổ ích giúp bạn hiểu thêm về quy trình cũng như khái niệm. Từ đó, khi bạn có nhu cầu bạn sẽ biết được mình cần làm gì và nhanh chóng thực hiện mà không lo lắng phát sinh sự cố. Chúng bạn thành công và may mắn nhé!